Dinh dưỡng cho bé và mẹ mang thai

Hiển thị các bài đăng có nhãn sinh con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sinh con. Hiển thị tất cả bài đăng

Khi xuất hiện dấu hiệu mang thai tâm lý người mẹ khá bất ổn trong suốt thời gian thai kỳ. Vào từng giai đoạn mang thai tâm lý bà mẹ lại trải qua những trạng thái khác nhau. Những chia sẻ dưới đây để giúp các mẹ và gia đình cùng nắm bắt để chủ động hơn với các biến động tâm lý của mẹ bầu.


Tại sao bị rối loạn tâm thần trong thai kỳ?


  1. Yếu tố sinh học:

Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ xuất hiện triệu chứng mang thai , có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon Estrogen, Progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết 1 số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng. Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khỏe và sự thanh thản trí óc. Ví dụ   việc tăng tiết quá độ nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có thể làm một người bình thường căng thẳng và dễ bị cáu gắt…



  1. Yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như: mang thai ngoài ý muốn, mẹ sống độc thân, sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, kinh tế thu nhập kém hoặc không có khi mang thai, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng, quan niệm sinh con trai, con gái.

  1. Yếu tố thực thể: Ngoài ra còn các yếu tố liên quan trực tiếp như nhiễm trùng, nhiễm độc, can thiệp sản khoa. Người ta thấy mẹ sốt khi mang thai con dễ bị tự kỷ hoặc tỉ lệ chậmphát triển kỹ năng, tâm thần cao gấp đôi.

Tâm lý người mang thai


– Đa số phụ nữ khi làm mẹ sẽ không lường trước được những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, rất nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt… do sự thay đổi hooc-mon bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai. Dưới đây là những thay đổi tâm lý thường gặp mà thai phụ hãy gặp phải trong thai kỳ.


+Mang thai tháng đầu : Người mẹ thường có tâm lý hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn.


+ Ba tháng đầu: Do bị ốm nghén, nhiều thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên.


+Vào tháng thứ 4-6: Thai nhi mỗi ngày một lớn và nồng độ hooc mon Oxitocin tăng tiết ngày một nhiều đây là loại hooc mon tăng tình cảm mẹ con. Người mẹ bắt đầu phát sinh những tình cảm đặc biệt với em bé, với những người thân xung quanh


+Khi thai nhi 37 tuần : Người mẹ cảm thấy nặng nề và lo lắng về kỳ sinh sắp tới. Nhiều phụ nữ có thể phát sinh tâm lý buồn chán, cô đơn.


– Có đôi lúc bạn cảm thấy lo lắng nhưng rồi bạn sẽ nghĩ không có gì quý báu hơn là bản năng làm mẹ.


– Bạn luôn lắng nghe và tìm hiểu bé, khả năng làm mẹ của bạn sẽ phát triển một cách kỳ lạ. Điều này rất quan trọng, những lời khuyên đều có ích nhưng đó chỉ là những phương pháp chung chung. Quan hệ của người mẹ với bé là một quan hệ đặc biệt, có một không hai. Chỉ có người mẹ biết lắng nghe, biết quan sát mới tìm ra những quan hệ tế nhị đó.


Lời khuyên bà bầu :


– Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn:


+ Hãy làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức.


+ Bạn có thể: đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên… Việc chăm sóc bản thân trong thời gian này cũng đồng nghĩa là bạn đang chăm sóc bé yêu của mình.


– Tâm sự để được chia sẻ:


+Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với người bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.


+ Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. do vậy, bạn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.


– Nghỉ ngơi và thư giãn: Thai phụ nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để sau này em bé cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như vậy. Để thay đổi không khí, bạn có thể nghe nhạc; đọc sách; ngắm tranh; vãn cảnh… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.


– Chú ý trong ăn uống: Duy trì lối sống ăn uống khoa học và nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.


– Thường xuyên tập luyện: Tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp thai phụ giữ vóc dáng, vừa giúp tinh thần được thoải mái.

Chăm sóc tâm lý cho phụ nữ trước và sau sinh

Khi xuất hiện dấu hiệu mang thai tâm lý người mẹ khá bất ổn trong suốt thời gian thai kỳ. Vào từng giai đoạn mang thai tâm lý bà mẹ lại trải qua những trạng thái khác nhau. Những chia sẻ dưới đây để giúp các mẹ và gia đình cùng nắm bắt để chủ động hơn với các biến động tâm lý của mẹ bầu.


Tại sao bị rối loạn tâm thần trong thai kỳ?


  1. Yếu tố sinh học:

Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ xuất hiện triệu chứng mang thai , có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon Estrogen, Progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết 1 số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng. Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khỏe và sự thanh thản trí óc. Ví dụ   việc tăng tiết quá độ nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có thể làm một người bình thường căng thẳng và dễ bị cáu gắt…



  1. Yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như: mang thai ngoài ý muốn, mẹ sống độc thân, sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, kinh tế thu nhập kém hoặc không có khi mang thai, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng, quan niệm sinh con trai, con gái.

  1. Yếu tố thực thể: Ngoài ra còn các yếu tố liên quan trực tiếp như nhiễm trùng, nhiễm độc, can thiệp sản khoa. Người ta thấy mẹ sốt khi mang thai con dễ bị tự kỷ hoặc tỉ lệ chậmphát triển kỹ năng, tâm thần cao gấp đôi.

Tâm lý người mang thai


– Đa số phụ nữ khi làm mẹ sẽ không lường trước được những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, rất nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt… do sự thay đổi hooc-mon bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai. Dưới đây là những thay đổi tâm lý thường gặp mà thai phụ hãy gặp phải trong thai kỳ.


+Mang thai tháng đầu : Người mẹ thường có tâm lý hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn.


+ Ba tháng đầu: Do bị ốm nghén, nhiều thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên.


+Vào tháng thứ 4-6: Thai nhi mỗi ngày một lớn và nồng độ hooc mon Oxitocin tăng tiết ngày một nhiều đây là loại hooc mon tăng tình cảm mẹ con. Người mẹ bắt đầu phát sinh những tình cảm đặc biệt với em bé, với những người thân xung quanh


+Khi thai nhi 37 tuần : Người mẹ cảm thấy nặng nề và lo lắng về kỳ sinh sắp tới. Nhiều phụ nữ có thể phát sinh tâm lý buồn chán, cô đơn.


– Có đôi lúc bạn cảm thấy lo lắng nhưng rồi bạn sẽ nghĩ không có gì quý báu hơn là bản năng làm mẹ.


– Bạn luôn lắng nghe và tìm hiểu bé, khả năng làm mẹ của bạn sẽ phát triển một cách kỳ lạ. Điều này rất quan trọng, những lời khuyên đều có ích nhưng đó chỉ là những phương pháp chung chung. Quan hệ của người mẹ với bé là một quan hệ đặc biệt, có một không hai. Chỉ có người mẹ biết lắng nghe, biết quan sát mới tìm ra những quan hệ tế nhị đó.


Lời khuyên bà bầu :


– Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn:


+ Hãy làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức.


+ Bạn có thể: đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên… Việc chăm sóc bản thân trong thời gian này cũng đồng nghĩa là bạn đang chăm sóc bé yêu của mình.


– Tâm sự để được chia sẻ:


+Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với người bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.


+ Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. do vậy, bạn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.


– Nghỉ ngơi và thư giãn: Thai phụ nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để sau này em bé cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như vậy. Để thay đổi không khí, bạn có thể nghe nhạc; đọc sách; ngắm tranh; vãn cảnh… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.


– Chú ý trong ăn uống: Duy trì lối sống ăn uống khoa học và nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.


– Thường xuyên tập luyện: Tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp thai phụ giữ vóc dáng, vừa giúp tinh thần được thoải mái.


Đối với nhiều phụ nữ đang mang thai, chỉ cần một cơn đau nhẹ họ sẽ lập tức đi khám ngay. Nhưng một số thai phụ khác lại phớt lờ những biểu hiện đó và cho rằng đó chỉ là những dấu hiệu mang thai thường gặp . Hoặc chỉ đơn giản là họ ngại để bác sĩ thăm khám vùng nhạy cảm của mình. Vậy, làm sao để phân biệt được những triệu chứng nào là nguy hiểm khi mang thai, cần phải gặp bác sĩ ngay, và những triệu chứng mang thai nào là không đáng lo ngại, có thể chờ đến đợt khám thai định kỳ tiếp theo?



Tiền sản giật


Có khoảng 5% thai phụ gặp phải tình trạng nguy hiểm này trong thời gian thai nghén. Bác sĩ có thể nhận biết nguy cơ của tiền sản giật qua việc nhận thấy bà bầu có huyết áp cao và kết quả xét nghiệm nước tiểu có chứa đạm. Thông thường, chứng tiền sản giật hay xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài suốt thai kỳ, chỉ kết thúc khi sinh con, thoát nhau.


Tiền sản giật nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người mẹ và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng hai mẹ con. Do đó, việc khám thai thường xuyên và đo huyết áp, thử nước tiểu ở mỗi lần khám là hết sức cần thiết để phát hiện cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Cần chú ý sức khỏe ngay khi mang thai tháng đầu .


Thai ngoài tử cung


Có khoảng 1/300 ca mang thai rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng noãn đã thụ tinh làm tổ ở một nơi nào đó trong cơ thể thai phụ, thường là trong ống dẫn trứng (chiếm đến 99%), chứ không phải ở tử cung. Bào thai phát triển nhanh làm ống dẫn trứng căng ra, cộng với nhau thai ngày càng lớn dần lên làm suy yếu vách ống dẫn trứng, gây xuất huyết, có thể làm ống dẫn trứng bị vỡ, nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.


Tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều không có cách nào để cấy ghép phôi thai vào trong tử cung, do đó, kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất để đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Việc nhận biết, phát hiện kịp thời các trường hợp thai ngoài tử cung là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông thường, thai ngoài tử cung được chia làm 2 dạng: thể bán cấp và thể cấp tính. Theo đó, thể bán cấp là tình trạng thai đã làm tổ ngoài tử cung nhưng chưa bị vỡ, có thể biểu hiện bằng việc sau chuẩn đoán có thai, thai phụ bị đau 1 bên bụng, kèm theo thỉnh thoảng xuất huyết âm đạo, người mệt mỏi, nhức 1 bên vai. Với thể cấp tính, ống dẫn trứng đã bị vỡ, khiến thai phụ bị đau và choáng dữ dội, đồng thời da xám xanh, mạch nhanh và yếu, huyết áp tuột. Trong trường hợp này phải đưa thai phụ đến bệnh viện khẩn cấp để mổ cắt bỏ bào thai và nhau khỏi ống dẫn trứng….


Nếu đã từng có thai ngoài tử cung, khi mang thai trở lại, bà bầu cần thông báo sớm tiểu sử bệnh lý với bác sĩ đồng thời theo dõi chặt chẽ các biểu hiện khi mới cấn thai. Và cũng đừng quá bi quan nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, vì có đến 60% trường hợp từng mang thai ngoài tử cung có thai trở lại.


Sẩy thai


Về mặt y khoa, sẩy thai tự nhiên là hiện tượng bào thai bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước tuần thai thứ 24. Có khoảng 1/3 trên tổng số bào thai bị sẩy vào 1 vài tuần lễ đầu thai kỳ, nhưng 1/4 trong số này xảy ra trước khi nghi ngờ hoặc chuẩn đoán có thai, vì thế chị em thường không biết mình bị sẩy thai. Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong khi mang thai 3 tháng đầu tiên có nguyên do từ những bất thường của nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Ngoài ra, tần số sẩy thai cũng gia tăng theo tuổi của người mẹ và số lần mang thai.


Sinh non


Sinh non gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho bé như bị ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp; nhiễm trùng; dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; vàng da; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.v… Do đó, nếu thấy các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, cường độ tăng dần, cùng với việc cổ tử cung bị mở, đau lưng kéo dài, ra huyết âm đạo, vỡ ối v.v…trước tuần thứ 37 của thai kỳ, bà bầu cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thai nhi.

Những triệu chứng nguy hiểm khi mang thai

Đối với nhiều phụ nữ đang mang thai, chỉ cần một cơn đau nhẹ họ sẽ lập tức đi khám ngay. Nhưng một số thai phụ khác lại phớt lờ những biểu hiện đó và cho rằng đó chỉ là những dấu hiệu mang thai thường gặp . Hoặc chỉ đơn giản là họ ngại để bác sĩ thăm khám vùng nhạy cảm của mình. Vậy, làm sao để phân biệt được những triệu chứng nào là nguy hiểm khi mang thai, cần phải gặp bác sĩ ngay, và những triệu chứng mang thai nào là không đáng lo ngại, có thể chờ đến đợt khám thai định kỳ tiếp theo?



Tiền sản giật


Có khoảng 5% thai phụ gặp phải tình trạng nguy hiểm này trong thời gian thai nghén. Bác sĩ có thể nhận biết nguy cơ của tiền sản giật qua việc nhận thấy bà bầu có huyết áp cao và kết quả xét nghiệm nước tiểu có chứa đạm. Thông thường, chứng tiền sản giật hay xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài suốt thai kỳ, chỉ kết thúc khi sinh con, thoát nhau.


Tiền sản giật nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người mẹ và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng hai mẹ con. Do đó, việc khám thai thường xuyên và đo huyết áp, thử nước tiểu ở mỗi lần khám là hết sức cần thiết để phát hiện cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Cần chú ý sức khỏe ngay khi mang thai tháng đầu .


Thai ngoài tử cung


Có khoảng 1/300 ca mang thai rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng noãn đã thụ tinh làm tổ ở một nơi nào đó trong cơ thể thai phụ, thường là trong ống dẫn trứng (chiếm đến 99%), chứ không phải ở tử cung. Bào thai phát triển nhanh làm ống dẫn trứng căng ra, cộng với nhau thai ngày càng lớn dần lên làm suy yếu vách ống dẫn trứng, gây xuất huyết, có thể làm ống dẫn trứng bị vỡ, nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.


Tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều không có cách nào để cấy ghép phôi thai vào trong tử cung, do đó, kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất để đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Việc nhận biết, phát hiện kịp thời các trường hợp thai ngoài tử cung là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông thường, thai ngoài tử cung được chia làm 2 dạng: thể bán cấp và thể cấp tính. Theo đó, thể bán cấp là tình trạng thai đã làm tổ ngoài tử cung nhưng chưa bị vỡ, có thể biểu hiện bằng việc sau chuẩn đoán có thai, thai phụ bị đau 1 bên bụng, kèm theo thỉnh thoảng xuất huyết âm đạo, người mệt mỏi, nhức 1 bên vai. Với thể cấp tính, ống dẫn trứng đã bị vỡ, khiến thai phụ bị đau và choáng dữ dội, đồng thời da xám xanh, mạch nhanh và yếu, huyết áp tuột. Trong trường hợp này phải đưa thai phụ đến bệnh viện khẩn cấp để mổ cắt bỏ bào thai và nhau khỏi ống dẫn trứng….


Nếu đã từng có thai ngoài tử cung, khi mang thai trở lại, bà bầu cần thông báo sớm tiểu sử bệnh lý với bác sĩ đồng thời theo dõi chặt chẽ các biểu hiện khi mới cấn thai. Và cũng đừng quá bi quan nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, vì có đến 60% trường hợp từng mang thai ngoài tử cung có thai trở lại.


Sẩy thai


Về mặt y khoa, sẩy thai tự nhiên là hiện tượng bào thai bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước tuần thai thứ 24. Có khoảng 1/3 trên tổng số bào thai bị sẩy vào 1 vài tuần lễ đầu thai kỳ, nhưng 1/4 trong số này xảy ra trước khi nghi ngờ hoặc chuẩn đoán có thai, vì thế chị em thường không biết mình bị sẩy thai. Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong khi mang thai 3 tháng đầu tiên có nguyên do từ những bất thường của nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Ngoài ra, tần số sẩy thai cũng gia tăng theo tuổi của người mẹ và số lần mang thai.


Sinh non


Sinh non gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho bé như bị ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp; nhiễm trùng; dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; vàng da; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.v… Do đó, nếu thấy các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, cường độ tăng dần, cùng với việc cổ tử cung bị mở, đau lưng kéo dài, ra huyết âm đạo, vỡ ối v.v…trước tuần thứ 37 của thai kỳ, bà bầu cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thai nhi.


3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách chăm sóc em bé , học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh , chuẩn bị đồ sơ sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ , sức khỏe được chăm sóc sau sinh của mẹ bầu



Dấu hiệu sắp sinh của bà bầu


– Đi tiểu thường xuyên. Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Các mẹ bầu nhớ là không nên nhịn tiểu, vì điều đó không chỉ làm các mẹ khó chịu mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi .


– Bụng bầu hạ thấp xuống. Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống. Khi ấy, bé có thể nằm thấp sâu, sát phía vùng xương chậu. Nếu đây là lần sinh đầu tiên thì dấu hiệu bụng bầu bị hạ xuống thường xuất hiện trước ngày sinh thật từ 2-4 tuần.


– Bỗng dưng giảm cân . Trước ngày sinh, nhiều người mẹ có thể bị sút cân từ 1-2 kg. Đây là cách cơ thể mẹ thích nghi với quá trình “lâm bồn” tự nhiên vì trước khi sinh, cơ thể mẹ cần linh hoạt và gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên dấu hiệu này thường chỉ xảy ra với 1 số mẹ bầu.


– Đau lưng, phù nề. Thời điểm sắp sinh, các mẹ thường xuyên gặp phải những cảm giác khó chịu ở lưng dưới. Đây là những cảm giác được gây ra bơỉlúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới, tạo ra áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức.


– Ra “máu hồng”: Trước khi sinh một thời gian, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng như máu hoặc chất nhờn màu vàng. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi sinh một ngày, hoặc vài ngày thậm chí vài tuần. Bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình khi thấy dấu hiệu này nhé!


– Vỡ nước ối: thai nhi trong bụng bạn được nằm trong bọc nước ối. Khi chuyển dạ, màng thai rách ra dẫn đến nước ối chảy ra ngoài. Sau khi vỡ nước ối khoảng 24 tiếng đồng hồ thì bạn sẽ sinh con. Nhưng nếu như nước ối vỡ sớm thì có thể nguy hiểm đến thai nhi.


– Các cơn co thắt: Bạn có thể cảm thấy những co thắt nhẹ cộng thêm hiện tượng đau lưng. Hãy ghi lại thời gian các cơn co thắt, độ dài của mỗi cơn và tần suất xuất hiện của chúng. Nếu như các cơn co thắt kéo dài và dồn dập hơn, nghĩa là thời điểm sinh con của bạn sắp tới đấy.


Chuẩn bị đồ sơ sinh


– Mũ thóp: 2 cái;


– Mũ mềm: 2 cái;


– Bao tay, bao chân: 5 bộ;


– Gối vỏ đỗ: 1 bộ, gồm 1 cái gối đầu và 2 cái gối chặn;


– Khăn mặt xô: 10 cái;


– Khăn mặt bong: 10 cái;


– Chăn mỏng đắp cho bé hoặc ủ bé lúc mang bé về nhà: 1 cái;


– Tả giấy sơ sinh: 1 gói;


– Khăn giấy ướt: 1 hộp;


– Sữa cho trẻ sơ sinh (cho bé dùng khi mẹ chưa có sữa): 1 hộp 400g;


– Bình sữa 60ml: 1 bình;


– Cốc, thìa nhỏ: 1 bộ;


– Bình cách nhiệt to (dùng để tiệt trùng sữa): 1 cái;


– Kem chống hăm cho bé: 1 hộp;


– Thuốc nhỏ mắt, mũi sơ sinh: : 1 lọ (Natri Clorid 0,9%);


– Băng rốn: 1 túi;


– Áo sơ sinh để mặc lúc mang bé về nhà: 1 cái;


– Áo len mỏng cài khuy, mặc cho bé nếu trời gió lạnh: 1 cái;


– Tã chéo: 2 cái.

Những dấu hiệu bà bầu sắp sinh

3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách chăm sóc em bé , học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh , chuẩn bị đồ sơ sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ , sức khỏe được chăm sóc sau sinh của mẹ bầu



Dấu hiệu sắp sinh của bà bầu


– Đi tiểu thường xuyên. Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Các mẹ bầu nhớ là không nên nhịn tiểu, vì điều đó không chỉ làm các mẹ khó chịu mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi .


– Bụng bầu hạ thấp xuống. Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống. Khi ấy, bé có thể nằm thấp sâu, sát phía vùng xương chậu. Nếu đây là lần sinh đầu tiên thì dấu hiệu bụng bầu bị hạ xuống thường xuất hiện trước ngày sinh thật từ 2-4 tuần.


– Bỗng dưng giảm cân . Trước ngày sinh, nhiều người mẹ có thể bị sút cân từ 1-2 kg. Đây là cách cơ thể mẹ thích nghi với quá trình “lâm bồn” tự nhiên vì trước khi sinh, cơ thể mẹ cần linh hoạt và gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên dấu hiệu này thường chỉ xảy ra với 1 số mẹ bầu.


– Đau lưng, phù nề. Thời điểm sắp sinh, các mẹ thường xuyên gặp phải những cảm giác khó chịu ở lưng dưới. Đây là những cảm giác được gây ra bơỉlúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới, tạo ra áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức.


– Ra “máu hồng”: Trước khi sinh một thời gian, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng như máu hoặc chất nhờn màu vàng. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi sinh một ngày, hoặc vài ngày thậm chí vài tuần. Bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình khi thấy dấu hiệu này nhé!


– Vỡ nước ối: thai nhi trong bụng bạn được nằm trong bọc nước ối. Khi chuyển dạ, màng thai rách ra dẫn đến nước ối chảy ra ngoài. Sau khi vỡ nước ối khoảng 24 tiếng đồng hồ thì bạn sẽ sinh con. Nhưng nếu như nước ối vỡ sớm thì có thể nguy hiểm đến thai nhi.


– Các cơn co thắt: Bạn có thể cảm thấy những co thắt nhẹ cộng thêm hiện tượng đau lưng. Hãy ghi lại thời gian các cơn co thắt, độ dài của mỗi cơn và tần suất xuất hiện của chúng. Nếu như các cơn co thắt kéo dài và dồn dập hơn, nghĩa là thời điểm sinh con của bạn sắp tới đấy.


Chuẩn bị đồ sơ sinh


– Mũ thóp: 2 cái;


– Mũ mềm: 2 cái;


– Bao tay, bao chân: 5 bộ;


– Gối vỏ đỗ: 1 bộ, gồm 1 cái gối đầu và 2 cái gối chặn;


– Khăn mặt xô: 10 cái;


– Khăn mặt bong: 10 cái;


– Chăn mỏng đắp cho bé hoặc ủ bé lúc mang bé về nhà: 1 cái;


– Tả giấy sơ sinh: 1 gói;


– Khăn giấy ướt: 1 hộp;


– Sữa cho trẻ sơ sinh (cho bé dùng khi mẹ chưa có sữa): 1 hộp 400g;


– Bình sữa 60ml: 1 bình;


– Cốc, thìa nhỏ: 1 bộ;


– Bình cách nhiệt to (dùng để tiệt trùng sữa): 1 cái;


– Kem chống hăm cho bé: 1 hộp;


– Thuốc nhỏ mắt, mũi sơ sinh: : 1 lọ (Natri Clorid 0,9%);


– Băng rốn: 1 túi;


– Áo sơ sinh để mặc lúc mang bé về nhà: 1 cái;


– Áo len mỏng cài khuy, mặc cho bé nếu trời gió lạnh: 1 cái;


– Tã chéo: 2 cái.


Bất cứ một người mẹ nào cũng mong ngóng sự ra đời của con yêu sau một thời gian dài mang thai. Nhưng bên cạnh đó là sự lo lắng, hồi hộp việc con yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào.  Có những em bé ra đời sớm hơn ngày dự kiến có khi lại ra đời muộn hơn một chút, điều này thật khó để biết được lúc nào em bé muốn ra. Có 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh dễ nhận thấy nhất mà chúng ta nên biết để chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới. Vậy 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh là gì?



1.Cơn đau co tử cung:


Khi tới gần ngày sinh, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co. Điều cần thiết là bạn phải phân biệt cơn co thật và cơn co giả. Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co chuyển dạ giả thường xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung đó là dấu hiệu chuyển dạ mà bạn sắp gặp phải , chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó. Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang chuyển dạ.


Cơ địa mỗi người là khác nau nên dấu hiệu sắp sinh cũng khác nhau. Nhưng 6 dấu hiệu chuẩn bị sinh là những dấu hiệu cơ bản và dễ nhận thấy nhất, các bạn nên biết và chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới, hãy để bà bầu có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ trước khi thực sự vào cuộc sinh nở.


2.Ra dịch nhớt:


Bình thường, chất nhầy bám ở cổ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi tới gần ngày sinh nở, các mẹ có thể thấy một chút máu màu hồng đỏ xuất hiện ở quần lót, dịch nhớt này có thể ra nhiều hoặc một ít. Dấu hiệu này của cơ thể còn được gọi là “máu báo”.


3.Rò rỉ nước ối, vỡ ối:


Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.


Vậy làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết 15% phụ nữ trên thế giới bị rò rỉ nước ối trước khi sinh. Nước ối là một chất lỏng màu vàng rơm nhạt và có mùi ngọt. Nếu bạn thấy bị rỉ nước hoặc chảy máu, hãy tới bệnh viện ngay. Thông thường, sau khi rò ối thì các cơn co thắt sẽ bắt đầu trong vòng 24-48 giờ.


4.Chảy máu:


Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con.


5. Xuống bụng:


Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành người mẹ khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi bé tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó các mẹ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Trẻ càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì càng gần tới ngày sinh nở.


6.Tiêu chảy


Đây có thể là dấu hiệu bạn sắp lâm bồn rồi đấy. Có thể bạn chưa biết, nhưng có rất nhiều chị em sau khi trải qua thời kì sinh nở đều chia sẻ điều này và cảm thấy điều đó hoàn toàn bình thường.


Nguyên nhân của chứng tiêu chảy trước khi sinh nở là do hóc – môn prostaglandin kích thích ruột. Trong trường hợp này, bạn cần tránh ăn những đồ ăn nhiều chất béo, tránh ăn quá nhiều. Nên uống nhiều nước và chuẩn bị sắn sàng tâm lý trước khi lâm bồn.


Nếu gặp những dấu hiện trên bạn và ông xã nên chuẩn bị đồ sơ sinh và  sẵn sàng cho sự ra đời của bé yêu nhé!

Dấu hiệu sắp sinh mà các mẹ bầu cần biết

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong ngóng sự ra đời của con yêu sau một thời gian dài mang thai. Nhưng bên cạnh đó là sự lo lắng, hồi hộp việc con yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào.  Có những em bé ra đời sớm hơn ngày dự kiến có khi lại ra đời muộn hơn một chút, điều này thật khó để biết được lúc nào em bé muốn ra. Có 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh dễ nhận thấy nhất mà chúng ta nên biết để chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới. Vậy 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh là gì?



1.Cơn đau co tử cung:


Khi tới gần ngày sinh, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co. Điều cần thiết là bạn phải phân biệt cơn co thật và cơn co giả. Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co chuyển dạ giả thường xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung đó là dấu hiệu chuyển dạ mà bạn sắp gặp phải , chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó. Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang chuyển dạ.


Cơ địa mỗi người là khác nau nên dấu hiệu sắp sinh cũng khác nhau. Nhưng 6 dấu hiệu chuẩn bị sinh là những dấu hiệu cơ bản và dễ nhận thấy nhất, các bạn nên biết và chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới, hãy để bà bầu có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ trước khi thực sự vào cuộc sinh nở.


2.Ra dịch nhớt:


Bình thường, chất nhầy bám ở cổ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi tới gần ngày sinh nở, các mẹ có thể thấy một chút máu màu hồng đỏ xuất hiện ở quần lót, dịch nhớt này có thể ra nhiều hoặc một ít. Dấu hiệu này của cơ thể còn được gọi là “máu báo”.


3.Rò rỉ nước ối, vỡ ối:


Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.


Vậy làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết 15% phụ nữ trên thế giới bị rò rỉ nước ối trước khi sinh. Nước ối là một chất lỏng màu vàng rơm nhạt và có mùi ngọt. Nếu bạn thấy bị rỉ nước hoặc chảy máu, hãy tới bệnh viện ngay. Thông thường, sau khi rò ối thì các cơn co thắt sẽ bắt đầu trong vòng 24-48 giờ.


4.Chảy máu:


Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con.


5. Xuống bụng:


Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành người mẹ khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi bé tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó các mẹ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Trẻ càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì càng gần tới ngày sinh nở.


6.Tiêu chảy


Đây có thể là dấu hiệu bạn sắp lâm bồn rồi đấy. Có thể bạn chưa biết, nhưng có rất nhiều chị em sau khi trải qua thời kì sinh nở đều chia sẻ điều này và cảm thấy điều đó hoàn toàn bình thường.


Nguyên nhân của chứng tiêu chảy trước khi sinh nở là do hóc – môn prostaglandin kích thích ruột. Trong trường hợp này, bạn cần tránh ăn những đồ ăn nhiều chất béo, tránh ăn quá nhiều. Nên uống nhiều nước và chuẩn bị sắn sàng tâm lý trước khi lâm bồn.


Nếu gặp những dấu hiện trên bạn và ông xã nên chuẩn bị đồ sơ sinh và  sẵn sàng cho sự ra đời của bé yêu nhé!


Bạn đang nhận thấy những dấu hiệu có thai và muốn biết thêm về những triệu chứng hay sự phát triển của thai nhi? Hãy chú ý thật kỹ vào cơ thể. Nồng độ nội tiết tăng lên ngay khi trứng được thụ tinh lập tức làm cho cơ thể bạn có những thay đổi khó nhận biết trước khi bạn có thể phát hiện ra qua que thử thai.


Một số người có thể bị đau hoặc căng tức bầu ngực, giống như sắp đến kỳ kinh, vì thế những dấu hiệu mang thai này cũng chỉ là những dự đoán cho đến khi được kiểm tra bằng que thử thai một cách chính xác. Nếu kỳ kinh nguyệt không đến như thường lệ và bạn có các dấu hiệu dưới đây, đó có thể là sự báo hiệu cho một thai kỳ.


Căng tức bầu ngực


Đây thường là dấu hiệu nhận biết có thai thường thấy nhất, các mô cơ ở ngực rất dễ bị tác động bởi các hormone. khi các hormone steroid (hormone được sản sinh từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt) và hormone từ nhau thai bắt đầu tiết ra nhiều trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh làm gia tăng lượng máu trong cơ thể và làm cho ngực bạn căng lên, bạn sẽ cảm thấy đôi bầu ngực của mình nặng hơn bình thường.


Khó chịu


Có thể bạn cảm thấy khó chịu giống như trong thời kỳ kinh nguyệt, nhưng thực ra, sự khó chịu này là do trứng làm tổ – khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung. Tử cung của bạn có thể bị giãn ra một chút (làm xuất hiện các cơn co thắt) để chuẩn bị cho sự mở rộng tối đa vào chín tháng sau đó. Nhức đầu, mệt mỏi và khó chịu là những triệu chứng có thai thông thường nhưng dễ bị nhầm lẫn với hội chứng tiền kinh nguyệt.


Ra máu


Rất nhiều phụ nữ thường lầm tưởng rằng ra một ít máu là dấu hiệu của một kỳ kinh mới, nhưng khoảng 25 phần trăm người sẽ xuất hiện vài giọt máu trong suốt thời kỳ trứng bám vào thành tử cung. Nếu bạn thấy rằng “kỳ kinh” của mình hình như ngắn hơn bình thường thì đã đến lúc bạn phải thử thai rồi đấy.


Mệt mỏi


Bạn sẽ thấy mệt, và có cảm giác như thế này: nếu bạn luôn thấy buồn ngủ khi làm việc, hoặc nếu bạn thấy quá mệt mỏi để có thể tiếp tục những sinh hoạt thường ngày như đến phòng tập thể dục thì đó có thể là những dấu hiệu cơ thể bạn đang thích nghi với một sinh linh bé bỏng mới. Goist cũng nói thêm: “thậm chí trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ – trong vòng 2 tuần sau khi giao hợp – con bạn đã đang bắt đầu sử dụng tiêu thụ năng lượng của bạn rồi. Năng lượng dự trữ trong cơ thể bạn cũng sẽ được dùng hết nhanh chóng.


Quầng vú sẫm màu


Ngực của phụ nữ có gì khác trong thời kỳ này? Các hormone được tiết ra khi mang thai cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào hắc tố ở núm vú chịu trách nhiệm về màu sắc của chúng.


Buồn nôn


Chứng buồn nôn – ảnh hưởng tới 85 phần trăm phụ nữ mang thai – thường xảy ra sau vài tuần lễ, nhưng có một số chị em có thể phải chịu đựng chứng bệnh tế nhị này rất sớm. Nhiều người nói rằng họ đột ngột nôn ra trong khi đang đọc sách trên xe hơi hoặc luôn bị say trong suốt chuyến bay.


Đầy bụng


Bạn không thể kéo được dây kéo chiếc quần jean bó bạn vẫn thường mặc lên? Lượng hormone steroid tăng lên sẽ làm giảm chức năng của hệ tiêu hoá và có thể làm cho dạ dày của bạn phình to hơn bình thường. Hiên tượng này cũng xảy ra trong suốt thời gian bạn sắp có kinh, nhưng nó cũng sẽ chấm dứt khi bạn đến kỳ kinh, vì nó làm cho lượng hormone steroid giảm đi. Nhưng nếu bạn vẫn không hết đầy bụng, và bạn cũng không thấy kỳ kinh đến thì nên thử thai và đợi cho tới khi vạch que thử chuyển sang màu hồng.


Đi tiểu nhiều hơn bình thường


Bạn phải vào nhà vệ sinh nhiều lần là kết quả của việc thận của bạn phải làm việc tăng tốc, chúng phải tống các chất thải ra ngoài nhiều hơn trong suốt thời kỳ mang thai (bạn cũng sẽ gặp hiện tượng này vào thời kỳ cuối của thai kỳ, nhưng khi đó là do tử cung quá lớn của bạn đè chèn lên bàng quang.


Thèm ăn


Ở giai đoạn này, bạn có thể ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột hơn là rau dưa. Lúc này, cơ thể mệt mỏi của bạn đòi hỏi một lượng lớn carbon vì chúng dễ chuyển hoá hơn, sinh ra nhiều năng lượng hơn.


Nhức đầu


Gia tăng lượng máu trong cơ thể có thể làm cho mạch đập nhanh hơn bình thường và bạn sẽ cảm thấy hơi nhức đầu trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nhưng tình trạng này sẽ kết thúc khi cơ thể bạn thích nghi được với lượng hormone cao.


Táo bón


Các loại hormone gây ra chứng đầy bụng cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. vì cơ quan tiêu hoá của bạn không làm việc tốt như trước nên thức ăn không thể đi qua nhanh được. Triệu chứng này có khả năng giảm đi hoặc có thể tăng thêm trong quá trình phát triển của thai nhi.


Thay đổi tính tình


Vì lượng hormone nhau thai gia tăng, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, ngoài ra còn cộng thêm chứng nhức đầu, sưng phù, táo bón, và đau ngực. Đó là lý do bạn sẽ luôn ở trong tình trạng ủ rũ.


Nhiệt độ cơ thể


Đo thân nhiệt – đo nhiệt độ ở miệng trước vào buổi sáng- thường được áp dụng để chỉ ra thời điểm trứng rụng. Thường thì thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn nửa độ hoặc nhiều hơn khi có một trứng rụng và duy trì mức nhiệt độ đó cho tới kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bạn theo dõi thân nhiệt của bạn và thấy rằng nó không giảm trong hơn hai tuần lễ, đây cũng là một dấu hiệu có thai phổ biến. Nếu bạn đo bằng một nhiệt kế tự động đặc biệt sẽ chính xác hơn nhiệt kế bình thường.

Dấu hiệu mang thai thường gặp nhất

Bạn đang nhận thấy những dấu hiệu có thai và muốn biết thêm về những triệu chứng hay sự phát triển của thai nhi? Hãy chú ý thật kỹ vào cơ thể. Nồng độ nội tiết tăng lên ngay khi trứng được thụ tinh lập tức làm cho cơ thể bạn có những thay đổi khó nhận biết trước khi bạn có thể phát hiện ra qua que thử thai.


Một số người có thể bị đau hoặc căng tức bầu ngực, giống như sắp đến kỳ kinh, vì thế những dấu hiệu mang thai này cũng chỉ là những dự đoán cho đến khi được kiểm tra bằng que thử thai một cách chính xác. Nếu kỳ kinh nguyệt không đến như thường lệ và bạn có các dấu hiệu dưới đây, đó có thể là sự báo hiệu cho một thai kỳ.


Căng tức bầu ngực


Đây thường là dấu hiệu nhận biết có thai thường thấy nhất, các mô cơ ở ngực rất dễ bị tác động bởi các hormone. khi các hormone steroid (hormone được sản sinh từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt) và hormone từ nhau thai bắt đầu tiết ra nhiều trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh làm gia tăng lượng máu trong cơ thể và làm cho ngực bạn căng lên, bạn sẽ cảm thấy đôi bầu ngực của mình nặng hơn bình thường.


Khó chịu


Có thể bạn cảm thấy khó chịu giống như trong thời kỳ kinh nguyệt, nhưng thực ra, sự khó chịu này là do trứng làm tổ – khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung. Tử cung của bạn có thể bị giãn ra một chút (làm xuất hiện các cơn co thắt) để chuẩn bị cho sự mở rộng tối đa vào chín tháng sau đó. Nhức đầu, mệt mỏi và khó chịu là những triệu chứng có thai thông thường nhưng dễ bị nhầm lẫn với hội chứng tiền kinh nguyệt.


Ra máu


Rất nhiều phụ nữ thường lầm tưởng rằng ra một ít máu là dấu hiệu của một kỳ kinh mới, nhưng khoảng 25 phần trăm người sẽ xuất hiện vài giọt máu trong suốt thời kỳ trứng bám vào thành tử cung. Nếu bạn thấy rằng “kỳ kinh” của mình hình như ngắn hơn bình thường thì đã đến lúc bạn phải thử thai rồi đấy.


Mệt mỏi


Bạn sẽ thấy mệt, và có cảm giác như thế này: nếu bạn luôn thấy buồn ngủ khi làm việc, hoặc nếu bạn thấy quá mệt mỏi để có thể tiếp tục những sinh hoạt thường ngày như đến phòng tập thể dục thì đó có thể là những dấu hiệu cơ thể bạn đang thích nghi với một sinh linh bé bỏng mới. Goist cũng nói thêm: “thậm chí trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ – trong vòng 2 tuần sau khi giao hợp – con bạn đã đang bắt đầu sử dụng tiêu thụ năng lượng của bạn rồi. Năng lượng dự trữ trong cơ thể bạn cũng sẽ được dùng hết nhanh chóng.


Quầng vú sẫm màu


Ngực của phụ nữ có gì khác trong thời kỳ này? Các hormone được tiết ra khi mang thai cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào hắc tố ở núm vú chịu trách nhiệm về màu sắc của chúng.


Buồn nôn


Chứng buồn nôn – ảnh hưởng tới 85 phần trăm phụ nữ mang thai – thường xảy ra sau vài tuần lễ, nhưng có một số chị em có thể phải chịu đựng chứng bệnh tế nhị này rất sớm. Nhiều người nói rằng họ đột ngột nôn ra trong khi đang đọc sách trên xe hơi hoặc luôn bị say trong suốt chuyến bay.


Đầy bụng


Bạn không thể kéo được dây kéo chiếc quần jean bó bạn vẫn thường mặc lên? Lượng hormone steroid tăng lên sẽ làm giảm chức năng của hệ tiêu hoá và có thể làm cho dạ dày của bạn phình to hơn bình thường. Hiên tượng này cũng xảy ra trong suốt thời gian bạn sắp có kinh, nhưng nó cũng sẽ chấm dứt khi bạn đến kỳ kinh, vì nó làm cho lượng hormone steroid giảm đi. Nhưng nếu bạn vẫn không hết đầy bụng, và bạn cũng không thấy kỳ kinh đến thì nên thử thai và đợi cho tới khi vạch que thử chuyển sang màu hồng.


Đi tiểu nhiều hơn bình thường


Bạn phải vào nhà vệ sinh nhiều lần là kết quả của việc thận của bạn phải làm việc tăng tốc, chúng phải tống các chất thải ra ngoài nhiều hơn trong suốt thời kỳ mang thai (bạn cũng sẽ gặp hiện tượng này vào thời kỳ cuối của thai kỳ, nhưng khi đó là do tử cung quá lớn của bạn đè chèn lên bàng quang.


Thèm ăn


Ở giai đoạn này, bạn có thể ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột hơn là rau dưa. Lúc này, cơ thể mệt mỏi của bạn đòi hỏi một lượng lớn carbon vì chúng dễ chuyển hoá hơn, sinh ra nhiều năng lượng hơn.


Nhức đầu


Gia tăng lượng máu trong cơ thể có thể làm cho mạch đập nhanh hơn bình thường và bạn sẽ cảm thấy hơi nhức đầu trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nhưng tình trạng này sẽ kết thúc khi cơ thể bạn thích nghi được với lượng hormone cao.


Táo bón


Các loại hormone gây ra chứng đầy bụng cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. vì cơ quan tiêu hoá của bạn không làm việc tốt như trước nên thức ăn không thể đi qua nhanh được. Triệu chứng này có khả năng giảm đi hoặc có thể tăng thêm trong quá trình phát triển của thai nhi.


Thay đổi tính tình


Vì lượng hormone nhau thai gia tăng, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, ngoài ra còn cộng thêm chứng nhức đầu, sưng phù, táo bón, và đau ngực. Đó là lý do bạn sẽ luôn ở trong tình trạng ủ rũ.


Nhiệt độ cơ thể


Đo thân nhiệt – đo nhiệt độ ở miệng trước vào buổi sáng- thường được áp dụng để chỉ ra thời điểm trứng rụng. Thường thì thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn nửa độ hoặc nhiều hơn khi có một trứng rụng và duy trì mức nhiệt độ đó cho tới kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bạn theo dõi thân nhiệt của bạn và thấy rằng nó không giảm trong hơn hai tuần lễ, đây cũng là một dấu hiệu có thai phổ biến. Nếu bạn đo bằng một nhiệt kế tự động đặc biệt sẽ chính xác hơn nhiệt kế bình thường.


Những ngày sau sinh là khoảng thời gian hơi khó ở, đau nhức và thậm chí là rất “hụt hẫng”. Tuy nhiên mất khoảng một tuần để mẹ làm quen với cuộc sống mới. Tức là mẹ phải chăm sóc một thành viên “mới toanh” kèm những chứng hậu sản mà ai cũng phải trải qua khi làm mẹ. Tham khảo để có những thông tin tốt nhất chăm sóc phụ nữ sau sinh


 


Đau hậu sản


Mẹ sẽ cảm thấy bụng quặn đau nhiều, từ chuyên môn gọi là “hội chứng ruột kích thích”, đặc biệt là khi cho bé bú. Thực chất đây là một biểu hiện bình thường sau sinh bởi tử cung co thắt để trở về kích thước cũ. Đừng sợ hãi, dù cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, nó là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đã dần trở lại bình thường. Nếu quá đau, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau nhẹ chứa paracetamol với liều lượng nhỏ.


 


Những vấn đề ở bàng quang


Trong những ngày đầu, mẹ sẽ đi tiểu nhiều và việc đó là hoàn toàn bình thường vì cơ thể mẹ phải thải đi lượng nước bị tích tụ trong quá trình thai nghén. Việc tiểu tiện sẽ khá khó khăn vì tổn thương vùng âm đạo, mẹ sẽ có cảm giác đau thốn. Do đó mẹ nên cố gắng đi tiểu ngay sau sinh, ngâm mình trong nước ấm, sau khi tiểu nên dội mội chút nước ấm để đỡ đau rát.


 


Sản dịch


Từ 2 – 6 tuần sau sinh, mẹ sẽ thấy máu chảy ra ở âm đạo, đó chính là sản dịch. Máu sẽ cầm nhanh nếu mẹ cho bé bú liên tục. Chất sản dịch này những ngày đầu sẽ có màu đỏ tươi sau đó lợt dần và chuyển sang màu nâu nhạt, nó sẽ kéo dài cho đến kỳ kinh đầu tiên sau sinh. Mẹ nên chuẩn bị trước băng vệ sinh để thấm sản dịch.


 


Những đảo lộn của hệ thống ruột


Mẹ không có cảm giác muốn đi đại tiện trong vài ngày đầu sau khi bé chào đời. Hãy tập đi lại và uống thật nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây và thực phẩm chứa chất xơ để kích thích ruột. Nếu cảm thấy muốn đi vệ sinh thì hãy đi ngay, cố gắng chịu đau, đừng nén nhịn. Hãy mang theo một chiếc băng vệ sinh sạch áp vào mũi khâu khi đi đại tiện để kiềm chế cơn đau và giúp bạn dễ chịu hơn.


 


Những mũi khâu


Đa phần phụ nữ sau sinh sẽ được rạch thêm phần sinh môn để bé dễ dàng ra đời, sau đó mẹ sẽ được khâu lại để bảo đảm tính thẩm mỹ. Những mũi khâu này sẽ có thể khiến mẹ rất đau, nhưng hiện nay sau một tuần là vết khâu sẽ lành và chỉ sẽ tự tiêu. Lời khuyên cho mẹ là nên tập những bài thể dục luyện khung xương chậu để chúng định vị lại được tốt nhất. Giữ mũi khâu thật sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu quá đau, mẹ có thể chườm một chút nước đá tinh khiết.

Chăm sóc mẹ sau sinh

Những ngày sau sinh là khoảng thời gian hơi khó ở, đau nhức và thậm chí là rất “hụt hẫng”. Tuy nhiên mất khoảng một tuần để mẹ làm quen với cuộc sống mới. Tức là mẹ phải chăm sóc một thành viên “mới toanh” kèm những chứng hậu sản mà ai cũng phải trải qua khi làm mẹ. Tham khảo để có những thông tin tốt nhất chăm sóc phụ nữ sau sinh


 


Đau hậu sản


Mẹ sẽ cảm thấy bụng quặn đau nhiều, từ chuyên môn gọi là “hội chứng ruột kích thích”, đặc biệt là khi cho bé bú. Thực chất đây là một biểu hiện bình thường sau sinh bởi tử cung co thắt để trở về kích thước cũ. Đừng sợ hãi, dù cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, nó là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đã dần trở lại bình thường. Nếu quá đau, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau nhẹ chứa paracetamol với liều lượng nhỏ.


 


Những vấn đề ở bàng quang


Trong những ngày đầu, mẹ sẽ đi tiểu nhiều và việc đó là hoàn toàn bình thường vì cơ thể mẹ phải thải đi lượng nước bị tích tụ trong quá trình thai nghén. Việc tiểu tiện sẽ khá khó khăn vì tổn thương vùng âm đạo, mẹ sẽ có cảm giác đau thốn. Do đó mẹ nên cố gắng đi tiểu ngay sau sinh, ngâm mình trong nước ấm, sau khi tiểu nên dội mội chút nước ấm để đỡ đau rát.


 


Sản dịch


Từ 2 – 6 tuần sau sinh, mẹ sẽ thấy máu chảy ra ở âm đạo, đó chính là sản dịch. Máu sẽ cầm nhanh nếu mẹ cho bé bú liên tục. Chất sản dịch này những ngày đầu sẽ có màu đỏ tươi sau đó lợt dần và chuyển sang màu nâu nhạt, nó sẽ kéo dài cho đến kỳ kinh đầu tiên sau sinh. Mẹ nên chuẩn bị trước băng vệ sinh để thấm sản dịch.


 


Những đảo lộn của hệ thống ruột


Mẹ không có cảm giác muốn đi đại tiện trong vài ngày đầu sau khi bé chào đời. Hãy tập đi lại và uống thật nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây và thực phẩm chứa chất xơ để kích thích ruột. Nếu cảm thấy muốn đi vệ sinh thì hãy đi ngay, cố gắng chịu đau, đừng nén nhịn. Hãy mang theo một chiếc băng vệ sinh sạch áp vào mũi khâu khi đi đại tiện để kiềm chế cơn đau và giúp bạn dễ chịu hơn.


 


Những mũi khâu


Đa phần phụ nữ sau sinh sẽ được rạch thêm phần sinh môn để bé dễ dàng ra đời, sau đó mẹ sẽ được khâu lại để bảo đảm tính thẩm mỹ. Những mũi khâu này sẽ có thể khiến mẹ rất đau, nhưng hiện nay sau một tuần là vết khâu sẽ lành và chỉ sẽ tự tiêu. Lời khuyên cho mẹ là nên tập những bài thể dục luyện khung xương chậu để chúng định vị lại được tốt nhất. Giữ mũi khâu thật sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu quá đau, mẹ có thể chườm một chút nước đá tinh khiết.


Sinh thường, hay sinh tự nhiên là cách phổ biến và lâu đời nhất để chào đón một em bé chào đời. Phương pháp này dựa trên quan điểm về thiên chức làm mẹ của người phụ nữ: họ có thể thụ thai, mang thai và sinh nở mà không cần máy móc hay sự trợ giúp kỹ thuật nào.


 


Trong lịch sử, gần như tất cả phụ nữ đều sinh nở theo cách này. Ngày nay, tuy khoa học đã phát triển và đem đến cho phụ nữ vài lựa chọn khác, nhưng rất nhiều người vẫn chọn phương pháp tự nhiên này.


 


Đối với những người đang chuẩn bị làm mẹ, họ lựa chọn phương pháp sinh thường không phải vì họ “dũng cảm”, chịu đau giỏi hơn những người khác mà vì họ muốn việc sinh nở diễn ra một cách bình thường tự nhiên. Nhiều phụ nữ mang thai khỏe mạnh đã chọn một sinh thường bởi vì họ:


 


Muốn trải nghiệm quá trình lâm bồn và trở thành mẹ


Tin tưởng rằng sinh thường là hoàn toàn an toàn


Hãy tin tưởng khả năng và sức khỏe của mình để có thể vượt cạn một cách tự nhiên


Tự tin rằng họ có thể vượt qua  và chịu đựng các cơn đau


Muốn tránh các nguy cơ mà các loại thuốc như gây tê, gây mê có thể gây ra cho mẹ và bé


Tại sao không dùng thuốc giảm đau để hỗ trợ quá trình sinh thường?


Khi một người phụ nữ bắt đầu chuyển dạ, những cơn co thắt mỗi lúc lại trở nên mạnh mẽ hơn. Quá trình này diễn ra vì cổ tử cung bắt đầu mở ra, và em bé di chuyển thấp hơn và xuống ống sinh. Với từng cơn co thắt, cảm giác đau sẽ gửi những tín hiệu đến não để giải phóng oxytocin, do đó làm tăng cường độ của các cơn co thắt. Cảm giác đau và những cơn co thắt càng tăng thì lượng oxytocin được giải phóng càng nhiều các cơn co thắt trở nên dồn dập hơn để “đẩy” em bé xuống vùng thấp hơn và chuẩn bị chào đời.


 


Đau chuyển dạ là điều mà hầu hết phụ nữ lo sợ nhất. Nhưng những cơn đau này lại là “kim chỉ nam”, giúp phụ nữ nương vào, dùng hơi thở và sức mạnh để đẩy em bé ra ngoài theo lối sinh tự nhiên. Nếu dùng thuốc giảm đau, người phụ nữ sẽ không có cảm giác rõ ràng về những cơn co thắt nên quá trình “đẩy” thai nhi ra ngoài theo đường âm đạo sẽ kém hiệu quả hơn.


 


Ngoài ra, khi những cơn đau chuyển dạ ngày càng mạnh và nhiều, endorphin (một chất giảm đau tự nhiên do cơ thể của bạn tạo ra mạnh hơn morphine) sẽ được cơ thể tạo thành và giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn trong việc dùng sức mạnh và hơi thở để đưa thai nhi ra ngoài bằng những cơn rặn đẩy.


 


Sinh dưới nước


Sinh dưới nước là một trong những cách sinh thường rất phổ biến hiện nay, vì nó đã được chứng minh để giúp người mẹ kiểm soát những cơn đau và cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho mẹ và bé, hiện nay tại một số bệnh viện có cung cấp dịch vụ này. Bạn cũng có thể chọn sinh dưới nước tại nhà với sự giúp đỡ của một nữ hộ sinh. Trong loạt bài này, Huggies sẽ giúp bạn hiểu thêm những ưu điểm của việc sinh dưới nước, lý do tại sao phụ nữ lựa chọn phương pháp này, và những việc cần chú ý khi chọn sinh dưới nước.


 


Sinh thường tại nhà


Trước thế kỷ 19, tuy việc sinh nở đã được coi là một sự kiện cần nhiều trợ giúp về mặt y tế hơn, nhưng tất cả các phụ nữ đều sinh con tại nhà. Hiện nay, vẫn có rất nhiều phụ nữ khỏe mạnh chọn phương pháp sinh con tại nhà với sự giúp đỡ của nữ hộ sinh. Huggies sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do tại sao phụ nữ lựa chọn việc sinh tại nhà, làm thế nào để lên một kế hoạch an toàn cho việc sinh tại nhà cũng như lường trước một số khó khăn khi lựa chọn phương pháp này.


 


Đau chuyển dạ


Trong phần này, Huggies sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về vai trò của đau chuyển dạ và làm thế nào những cơn đau này có thể giúp bạn hoàn thành việc sinh nở. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết có một số kỹ thuật để chế ngự những cơn đau rất hiệu quả mà không cần dùng đến đến kim tiêm hoặc thuốc!


 


Giai đoạn chuyển dạ


Nhận diện chính xác những diễn biến bên trong cơ thể của bạn, biết mình đang ở trong giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ là rất quan trọng. Càng cảm nhận rõ rang một cách bình tĩnh, bạn sẽ càng đỡ mệt mỏi hơn, đồng thời tự tin và sáng suốt hơn trong việc mình có thể sinh em bé một cách dễ dàng, nhanh chóng. Vậy nên hãy tìm hiểu về ba giai đoạn của quá trình chuyển dạ và vai trò của người trợ sinh để có thêm sức mạnh khi chọn phương pháp này nhé..


Sau khi sinh thường


Trải nghiệm sinh nở của mỗi người phụ nữ là khác nhau. Nhưng với phương pháp sinh tự nhiên, ngay sau khi em bé chào đời, bạn sẽ được ôm em bé mới sinh trong vòng tay của mình với niềm hạnh phúc, vui mừng và tự hào vô bờ. Nhưng kể cả khi em bé đã chào đời, quá trình sinh nở vẫn chưa kết thúc. Hãy cùng Huggies tìm hiểu thêm về giai đoạn sau khi sinh này, bao gồm việc chăm sóc bạn và em bé của bạn nhé.

Phương pháp sinh thường

Sinh thường, hay sinh tự nhiên là cách phổ biến và lâu đời nhất để chào đón một em bé chào đời. Phương pháp này dựa trên quan điểm về thiên chức làm mẹ của người phụ nữ: họ có thể thụ thai, mang thai và sinh nở mà không cần máy móc hay sự trợ giúp kỹ thuật nào.


 


Trong lịch sử, gần như tất cả phụ nữ đều sinh nở theo cách này. Ngày nay, tuy khoa học đã phát triển và đem đến cho phụ nữ vài lựa chọn khác, nhưng rất nhiều người vẫn chọn phương pháp tự nhiên này.


 


Đối với những người đang chuẩn bị làm mẹ, họ lựa chọn phương pháp sinh thường không phải vì họ “dũng cảm”, chịu đau giỏi hơn những người khác mà vì họ muốn việc sinh nở diễn ra một cách bình thường tự nhiên. Nhiều phụ nữ mang thai khỏe mạnh đã chọn một sinh thường bởi vì họ:


 


Muốn trải nghiệm quá trình lâm bồn và trở thành mẹ


Tin tưởng rằng sinh thường là hoàn toàn an toàn


Hãy tin tưởng khả năng và sức khỏe của mình để có thể vượt cạn một cách tự nhiên


Tự tin rằng họ có thể vượt qua  và chịu đựng các cơn đau


Muốn tránh các nguy cơ mà các loại thuốc như gây tê, gây mê có thể gây ra cho mẹ và bé


Tại sao không dùng thuốc giảm đau để hỗ trợ quá trình sinh thường?


Khi một người phụ nữ bắt đầu chuyển dạ, những cơn co thắt mỗi lúc lại trở nên mạnh mẽ hơn. Quá trình này diễn ra vì cổ tử cung bắt đầu mở ra, và em bé di chuyển thấp hơn và xuống ống sinh. Với từng cơn co thắt, cảm giác đau sẽ gửi những tín hiệu đến não để giải phóng oxytocin, do đó làm tăng cường độ của các cơn co thắt. Cảm giác đau và những cơn co thắt càng tăng thì lượng oxytocin được giải phóng càng nhiều các cơn co thắt trở nên dồn dập hơn để “đẩy” em bé xuống vùng thấp hơn và chuẩn bị chào đời.


 


Đau chuyển dạ là điều mà hầu hết phụ nữ lo sợ nhất. Nhưng những cơn đau này lại là “kim chỉ nam”, giúp phụ nữ nương vào, dùng hơi thở và sức mạnh để đẩy em bé ra ngoài theo lối sinh tự nhiên. Nếu dùng thuốc giảm đau, người phụ nữ sẽ không có cảm giác rõ ràng về những cơn co thắt nên quá trình “đẩy” thai nhi ra ngoài theo đường âm đạo sẽ kém hiệu quả hơn.


 


Ngoài ra, khi những cơn đau chuyển dạ ngày càng mạnh và nhiều, endorphin (một chất giảm đau tự nhiên do cơ thể của bạn tạo ra mạnh hơn morphine) sẽ được cơ thể tạo thành và giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn trong việc dùng sức mạnh và hơi thở để đưa thai nhi ra ngoài bằng những cơn rặn đẩy.


 


Sinh dưới nước


Sinh dưới nước là một trong những cách sinh thường rất phổ biến hiện nay, vì nó đã được chứng minh để giúp người mẹ kiểm soát những cơn đau và cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho mẹ và bé, hiện nay tại một số bệnh viện có cung cấp dịch vụ này. Bạn cũng có thể chọn sinh dưới nước tại nhà với sự giúp đỡ của một nữ hộ sinh. Trong loạt bài này, Huggies sẽ giúp bạn hiểu thêm những ưu điểm của việc sinh dưới nước, lý do tại sao phụ nữ lựa chọn phương pháp này, và những việc cần chú ý khi chọn sinh dưới nước.


 


Sinh thường tại nhà


Trước thế kỷ 19, tuy việc sinh nở đã được coi là một sự kiện cần nhiều trợ giúp về mặt y tế hơn, nhưng tất cả các phụ nữ đều sinh con tại nhà. Hiện nay, vẫn có rất nhiều phụ nữ khỏe mạnh chọn phương pháp sinh con tại nhà với sự giúp đỡ của nữ hộ sinh. Huggies sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do tại sao phụ nữ lựa chọn việc sinh tại nhà, làm thế nào để lên một kế hoạch an toàn cho việc sinh tại nhà cũng như lường trước một số khó khăn khi lựa chọn phương pháp này.


 


Đau chuyển dạ


Trong phần này, Huggies sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về vai trò của đau chuyển dạ và làm thế nào những cơn đau này có thể giúp bạn hoàn thành việc sinh nở. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết có một số kỹ thuật để chế ngự những cơn đau rất hiệu quả mà không cần dùng đến đến kim tiêm hoặc thuốc!


 


Giai đoạn chuyển dạ


Nhận diện chính xác những diễn biến bên trong cơ thể của bạn, biết mình đang ở trong giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ là rất quan trọng. Càng cảm nhận rõ rang một cách bình tĩnh, bạn sẽ càng đỡ mệt mỏi hơn, đồng thời tự tin và sáng suốt hơn trong việc mình có thể sinh em bé một cách dễ dàng, nhanh chóng. Vậy nên hãy tìm hiểu về ba giai đoạn của quá trình chuyển dạ và vai trò của người trợ sinh để có thêm sức mạnh khi chọn phương pháp này nhé..


Sau khi sinh thường


Trải nghiệm sinh nở của mỗi người phụ nữ là khác nhau. Nhưng với phương pháp sinh tự nhiên, ngay sau khi em bé chào đời, bạn sẽ được ôm em bé mới sinh trong vòng tay của mình với niềm hạnh phúc, vui mừng và tự hào vô bờ. Nhưng kể cả khi em bé đã chào đời, quá trình sinh nở vẫn chưa kết thúc. Hãy cùng Huggies tìm hiểu thêm về giai đoạn sau khi sinh này, bao gồm việc chăm sóc bạn và em bé của bạn nhé.


Chăm sóc sau sinh


Để bé yêu chào đời đã khiến người mẹ phải đau đớn và mất rất nhiều năng lượng, bên cạnh hạnh phúc khi được làm mẹ là bao nỗi lo sau sinh mà các mẹ không biết thổ lộ cùng ai. Một vài lưu ý chia sẻ cùng các mẹ để giải tỏa những nỗi lo sau sinh giúp chăm sóc phụ nữ sau sinh tốt hơn.


Để lấy lại được làn da trắng mịn, hồng hào sau khi sinh là niềm trăn trở của không ít chị em. Để đạt được điều đó không có gì là khó nhưng mẹ cần chăm chỉ và kiên trì chăm sóc da. Việc chăm sóc da cho mẹ sau sinh nên sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để đảm bảo an toàn.


Phụ nữ sau sinh cần chăm sóc da mặt: Đắp hỗn hợp nghệ trắng hạ thổ trộn với trứng gà sẽ giúp làn da trắng hồng tự nhiên, loại bỏ vết nám nhanh chóng.


Chăm sóc da toàn thân: Thanh tẩy cơ thể một tuần một lần với các nguyên liệu tự nhiên như bột nghệ đen và sữa để làm sạch các tế bào chết, giúp da mau trắng sáng. Đối với những vùng thâm khó trị như nách, bẹn, mông: sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên để tẩy trắng như rượu gừng thuốc, nước cốt dưa leo, nghệ đen hoặc phèn chua.


Trường hợp mẹ sinh mổ đã được 4 tháng thì lúc này vết mổ có thể coi là lành và đã giảm đau nhiều. Bạn nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với việc luyện tập để giúp vùng bụng săn chắc và thon gọn. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả nhanh hơn thì bạn có thể sử dụng dịch vụ massage chuyên sâu để đánh tan mỡ và làm săn chắc vùng bụng.


Tắm gội sau sinh


Thật ra, phụ nữ sau khi sinh từ 2-3 ngày đã có thể tắm gội và đánh răng, tuy nhiên việc tắm gội, vệ sinh trong thời gian này cần phải thực hiện đúng cách chứ không thể thoải mái như lúc bình thường. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể để các mẹ biết cách chăm sóc sau sinh, vệ sinh cơ thể khi mới sinh em bé:


Gội đầu: nên gội đầu bằng nước ấm và gội thật nhanh, sau đó lau sấy tóc cho nhanh khô. Các mẹ nên gội đầu bằng nước thảo dược như bồ kết nấu với vỏ bưởi, sả, hương nhu để giảm rụng tóc sau sinh.


Nên tắm nhanh, không nên tắm bồn trong giai đoạn này. Dùng nước ấm hoặc có thể sử dụng những loại thảo dược xông tắm có uy tín bán trên thị trường. Lau người bằng rượu thuốc sau khi tắm sẽ làm ấm cơ thể và phòng tránh được những bệnh hậu sản về sau.


Đánh răng: dùng khăn xô của trẻ hoặc dùng bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng,  giúp phòng tránh các bệnh về răng miệng…


Vệ sinh vùng kín: Chăm sóc sau sinh cho vùng kín cẩn thận để tránh nhiễm trùng các vết khâu tầng sinh môn. Những ngày trong tháng các mẹ nên vệ sinh vùng kín với thảo dược thiên nhiên để khử mùi, co hồi âm đạo nhanh và giúp làm sạch sản dịch.


Bệnh trầm cảm sau sinh


Rất nhiều mẹ sau khi sinh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, đặc biệt là hai vai và vùng lưng do cả ngày mệt mỏi với việc chăm sóc trẻ. Thêm vào đó là do giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormon tuyến giáp giảm nhanh chóng gây cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, còn do thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hoá dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Để khắc phục tình trạng trên, các mẹ nên nhờ người xoa bóp, massage cơ thể hằng ngày với rượu thuốc. Các liệu pháp massage này sẽ giúp các mẹ xua tan mọi mệt mỏi và cảm thấy rất thư giãn, kết hợp với rượu thuốc hạ thổ vừa giúp lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể mà còn giúp làn da trắng hồng tự nhiên. Nên nhớ phải giữ tinh thần thoải mái đó là cách chăm sóc phụ nữ sau sinh hiệu quả nhất để tránh trầm cảm.

Mách mẹ cách chăm sóc cơ thể sau sinh

Chăm sóc sau sinh


Để bé yêu chào đời đã khiến người mẹ phải đau đớn và mất rất nhiều năng lượng, bên cạnh hạnh phúc khi được làm mẹ là bao nỗi lo sau sinh mà các mẹ không biết thổ lộ cùng ai. Một vài lưu ý chia sẻ cùng các mẹ để giải tỏa những nỗi lo sau sinh giúp chăm sóc phụ nữ sau sinh tốt hơn.


Để lấy lại được làn da trắng mịn, hồng hào sau khi sinh là niềm trăn trở của không ít chị em. Để đạt được điều đó không có gì là khó nhưng mẹ cần chăm chỉ và kiên trì chăm sóc da. Việc chăm sóc da cho mẹ sau sinh nên sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để đảm bảo an toàn.


Phụ nữ sau sinh cần chăm sóc da mặt: Đắp hỗn hợp nghệ trắng hạ thổ trộn với trứng gà sẽ giúp làn da trắng hồng tự nhiên, loại bỏ vết nám nhanh chóng.


Chăm sóc da toàn thân: Thanh tẩy cơ thể một tuần một lần với các nguyên liệu tự nhiên như bột nghệ đen và sữa để làm sạch các tế bào chết, giúp da mau trắng sáng. Đối với những vùng thâm khó trị như nách, bẹn, mông: sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên để tẩy trắng như rượu gừng thuốc, nước cốt dưa leo, nghệ đen hoặc phèn chua.


Trường hợp mẹ sinh mổ đã được 4 tháng thì lúc này vết mổ có thể coi là lành và đã giảm đau nhiều. Bạn nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với việc luyện tập để giúp vùng bụng săn chắc và thon gọn. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả nhanh hơn thì bạn có thể sử dụng dịch vụ massage chuyên sâu để đánh tan mỡ và làm săn chắc vùng bụng.


Tắm gội sau sinh


Thật ra, phụ nữ sau khi sinh từ 2-3 ngày đã có thể tắm gội và đánh răng, tuy nhiên việc tắm gội, vệ sinh trong thời gian này cần phải thực hiện đúng cách chứ không thể thoải mái như lúc bình thường. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể để các mẹ biết cách chăm sóc sau sinh, vệ sinh cơ thể khi mới sinh em bé:


Gội đầu: nên gội đầu bằng nước ấm và gội thật nhanh, sau đó lau sấy tóc cho nhanh khô. Các mẹ nên gội đầu bằng nước thảo dược như bồ kết nấu với vỏ bưởi, sả, hương nhu để giảm rụng tóc sau sinh.


Nên tắm nhanh, không nên tắm bồn trong giai đoạn này. Dùng nước ấm hoặc có thể sử dụng những loại thảo dược xông tắm có uy tín bán trên thị trường. Lau người bằng rượu thuốc sau khi tắm sẽ làm ấm cơ thể và phòng tránh được những bệnh hậu sản về sau.


Đánh răng: dùng khăn xô của trẻ hoặc dùng bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng,  giúp phòng tránh các bệnh về răng miệng…


Vệ sinh vùng kín: Chăm sóc sau sinh cho vùng kín cẩn thận để tránh nhiễm trùng các vết khâu tầng sinh môn. Những ngày trong tháng các mẹ nên vệ sinh vùng kín với thảo dược thiên nhiên để khử mùi, co hồi âm đạo nhanh và giúp làm sạch sản dịch.


Bệnh trầm cảm sau sinh


Rất nhiều mẹ sau khi sinh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, đặc biệt là hai vai và vùng lưng do cả ngày mệt mỏi với việc chăm sóc trẻ. Thêm vào đó là do giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormon tuyến giáp giảm nhanh chóng gây cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, còn do thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hoá dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Để khắc phục tình trạng trên, các mẹ nên nhờ người xoa bóp, massage cơ thể hằng ngày với rượu thuốc. Các liệu pháp massage này sẽ giúp các mẹ xua tan mọi mệt mỏi và cảm thấy rất thư giãn, kết hợp với rượu thuốc hạ thổ vừa giúp lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể mà còn giúp làn da trắng hồng tự nhiên. Nên nhớ phải giữ tinh thần thoải mái đó là cách chăm sóc phụ nữ sau sinh hiệu quả nhất để tránh trầm cảm.


Những biến đổi khi mang thai 3 tháng đầu


Lần đầu tiên nhận thấy những dấu hiệu mang thai Natalie đã vô cùng xúc động. Tuy nhiên khi những cảm xúc ban đầu đã bắt đầu lắng dịu cô thấy bản thân mình phải đối phó với hàng loạt những vấn đề mà hầu hết phụ nữ mang thai đều phải trải qua. Từ chuyện đầu tiên là chưa vội thông báo mình có thai cho tới chuyện thay đổi cách ăn mặc sao cho phù hợp hay phải quen dần với những cơn nghén khó chịu.


Có nhiều lí do để bạn không muốn cả thế giới biết mình có bầu. Từ lí do sức khỏe cho tới công việc hay chỉ đơn giản là bạn muốn giữ bí mật này cho riêng mình lâu chừng nào hay chừng ấy.  Nhiều phụ nữ không có vẻ gì là mang thai cho đến quí hai hoặc quí ba của thai kỳ trong khi những người khác thì bắt đầu cho thấy bụng bầu vào những tháng đầu tiên. Tuy vậy chẳng sớm thì muộn từ quí hai trở đi bạn sẽ mang dấu hiệu có thai. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để giấu bụng bầu?


Trang phục thông dụng là áo sơ mi ôm sát đường cong của ngực từ trên xuống và phủ qua bụng. Một mẹo hữu dụng khác là dùng những phụ kiện đi kèm để lôi kéo ánh nhìn như là khăn choàng hay vòng cổ sặc sỡ. Bà mẹ ba con Lucy thì chọn cách mặc nhiều lớp để che giấu bụng bầu trong những ngày đầu của thai kì. Cô mặc áo thun ôm bên trong và khoác áo sơ mi nhẹ có nút bên ngoài. Áo len dài hoặc có nhiều nếp gấp cũng là một sự lựa hữu ích. Một sự lựa chọn tuyệt vời khác là áo sơ mi có nhún dọc hay có những đường gấp to đi kèm với khăn choàng làm phụ kiện. Nên chọn màu nền là màu tối.


Mặc thoải mái tại nhà với quần dây rút và áo rộng. Quần yoga và quần thun có dây buột là sự lựa chọn hữu ích trong suốt thai kì. Rất dễ để chọn trang phục đẹp và thoải mái trong giai đoạn mang thai mà không phải tốn quá nhiều tiền. Như Natalie đã phát hiện rằng có nhiều dòng trang phục bầu từ may sẵn trong các chuỗi cửa hàng cho đến loại được thiết kế riêng. Nhưng khó khăn lại đến từ việc làm thế nào biết được thứ gì cần phải có  trong tủ đồ bầu của bạn.


 


Vật thiết yếu đầu tiên là quần dài cho bà bầu với đai lưng có thể nâng đỡ tốt cho bụng bầu đang to dần ra. Nadine Newell, nhà thiết kế và đã là một bà mẹ, gợi ý “Một vật nữa cần phải có trong tủ đồ bầu của bạn là một cái áo có chức năng nâng đỡ, dễ mặc và thoải mái. Nó sẽ theo bạn đến sở làm hay đi chơi, nó có thể kết hợp với áo cánh bên ngoài để tạo ra những bộ trang phục đẹp.


 


Nịt ngực dành cho phụ nữ mang thai cũng là thứ bạn cần phải có nữa. Nhóm nghiên cứu tại HotMilk, những nhà sản xuất áo ngực cho bà bầu, đưa ra những lời khuyên sau. Nịt ngực của bạn nên tránh dùng loại có gọng mà nên dùng loại làm từ cotton thấm hút tốt. Nó nên vừa vặn với vòng lưng của bạn, dễ dàng quàng qua vai và ôm khít lên ngực để có thể nâng đỡ tốt. Một cái áo ngực vừa vặn, dành riêng cho bà bầu là thứ nhất định phải có để đảm bảo bầu ngực được nâng đỡ và thoải mái trong suốt thai kỳ.


Đối phó với những cơn nghén.


Sau những dấu hiệu nhận biết có thai, như phần lớn các bà mẹ đang mang thai khác, Natalie đã phải chống chỏi với những cơn nghén. Mức độ của những cơn nghén khi mang thai có thể dao động từ cảm giác hơi buồn nôn cho tới những biểu hiện nặng hơn đôi lúc phải yêu cầu nhập viện. Chứng nôn nghén mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi do ói dai dẳng.


Trong giai đoạn nghén, như hầu hết các bà bầu khác, Natalie phải tránh một số đồ ăn, thức uống nhất định có thể kích thích cảm giác buồn nôn như thịt đỏ, đồ chiên và cà phê. Uống nhiều nước và ăn bánh qui gừng giúp cô tránh xa sự buồn nôn. Một gợi ý khác cũng hữu dụng không kém là ngậm kẹo mạch nha, ăn đồ ăn nhạt và cố gắng ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít.

Các triệu chứng mang thai của những cơn nghén sẽ giảm dần cho đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Và bà mẹ tương lai đã sẵn sàng thông báo cho mọi người biết rằng mình sắp sửa được làm mẹ. Việc có sự chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi tâm sinh lí khi mang thai tháng đầu là vô cùng quan trọng để các bà mẹ tương lai vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng, giảm tối đa những căng thẳng có thể xảy ra. Và điều này chính là dấu hiệu tốt cho cả thai phụ và thai nhi.

Chăm sóc tiền sản

Những biến đổi khi mang thai 3 tháng đầu


Lần đầu tiên nhận thấy những dấu hiệu mang thai Natalie đã vô cùng xúc động. Tuy nhiên khi những cảm xúc ban đầu đã bắt đầu lắng dịu cô thấy bản thân mình phải đối phó với hàng loạt những vấn đề mà hầu hết phụ nữ mang thai đều phải trải qua. Từ chuyện đầu tiên là chưa vội thông báo mình có thai cho tới chuyện thay đổi cách ăn mặc sao cho phù hợp hay phải quen dần với những cơn nghén khó chịu.


Có nhiều lí do để bạn không muốn cả thế giới biết mình có bầu. Từ lí do sức khỏe cho tới công việc hay chỉ đơn giản là bạn muốn giữ bí mật này cho riêng mình lâu chừng nào hay chừng ấy.  Nhiều phụ nữ không có vẻ gì là mang thai cho đến quí hai hoặc quí ba của thai kỳ trong khi những người khác thì bắt đầu cho thấy bụng bầu vào những tháng đầu tiên. Tuy vậy chẳng sớm thì muộn từ quí hai trở đi bạn sẽ mang dấu hiệu có thai. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để giấu bụng bầu?


Trang phục thông dụng là áo sơ mi ôm sát đường cong của ngực từ trên xuống và phủ qua bụng. Một mẹo hữu dụng khác là dùng những phụ kiện đi kèm để lôi kéo ánh nhìn như là khăn choàng hay vòng cổ sặc sỡ. Bà mẹ ba con Lucy thì chọn cách mặc nhiều lớp để che giấu bụng bầu trong những ngày đầu của thai kì. Cô mặc áo thun ôm bên trong và khoác áo sơ mi nhẹ có nút bên ngoài. Áo len dài hoặc có nhiều nếp gấp cũng là một sự lựa hữu ích. Một sự lựa chọn tuyệt vời khác là áo sơ mi có nhún dọc hay có những đường gấp to đi kèm với khăn choàng làm phụ kiện. Nên chọn màu nền là màu tối.


Mặc thoải mái tại nhà với quần dây rút và áo rộng. Quần yoga và quần thun có dây buột là sự lựa chọn hữu ích trong suốt thai kì. Rất dễ để chọn trang phục đẹp và thoải mái trong giai đoạn mang thai mà không phải tốn quá nhiều tiền. Như Natalie đã phát hiện rằng có nhiều dòng trang phục bầu từ may sẵn trong các chuỗi cửa hàng cho đến loại được thiết kế riêng. Nhưng khó khăn lại đến từ việc làm thế nào biết được thứ gì cần phải có  trong tủ đồ bầu của bạn.


 


Vật thiết yếu đầu tiên là quần dài cho bà bầu với đai lưng có thể nâng đỡ tốt cho bụng bầu đang to dần ra. Nadine Newell, nhà thiết kế và đã là một bà mẹ, gợi ý “Một vật nữa cần phải có trong tủ đồ bầu của bạn là một cái áo có chức năng nâng đỡ, dễ mặc và thoải mái. Nó sẽ theo bạn đến sở làm hay đi chơi, nó có thể kết hợp với áo cánh bên ngoài để tạo ra những bộ trang phục đẹp.


 


Nịt ngực dành cho phụ nữ mang thai cũng là thứ bạn cần phải có nữa. Nhóm nghiên cứu tại HotMilk, những nhà sản xuất áo ngực cho bà bầu, đưa ra những lời khuyên sau. Nịt ngực của bạn nên tránh dùng loại có gọng mà nên dùng loại làm từ cotton thấm hút tốt. Nó nên vừa vặn với vòng lưng của bạn, dễ dàng quàng qua vai và ôm khít lên ngực để có thể nâng đỡ tốt. Một cái áo ngực vừa vặn, dành riêng cho bà bầu là thứ nhất định phải có để đảm bảo bầu ngực được nâng đỡ và thoải mái trong suốt thai kỳ.


Đối phó với những cơn nghén.


Sau những dấu hiệu nhận biết có thai, như phần lớn các bà mẹ đang mang thai khác, Natalie đã phải chống chỏi với những cơn nghén. Mức độ của những cơn nghén khi mang thai có thể dao động từ cảm giác hơi buồn nôn cho tới những biểu hiện nặng hơn đôi lúc phải yêu cầu nhập viện. Chứng nôn nghén mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi do ói dai dẳng.


Trong giai đoạn nghén, như hầu hết các bà bầu khác, Natalie phải tránh một số đồ ăn, thức uống nhất định có thể kích thích cảm giác buồn nôn như thịt đỏ, đồ chiên và cà phê. Uống nhiều nước và ăn bánh qui gừng giúp cô tránh xa sự buồn nôn. Một gợi ý khác cũng hữu dụng không kém là ngậm kẹo mạch nha, ăn đồ ăn nhạt và cố gắng ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít.

Các triệu chứng mang thai của những cơn nghén sẽ giảm dần cho đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Và bà mẹ tương lai đã sẵn sàng thông báo cho mọi người biết rằng mình sắp sửa được làm mẹ. Việc có sự chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi tâm sinh lí khi mang thai tháng đầu là vô cùng quan trọng để các bà mẹ tương lai vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng, giảm tối đa những căng thẳng có thể xảy ra. Và điều này chính là dấu hiệu tốt cho cả thai phụ và thai nhi.


Khi bé “lọt lòng mẹ” là thời khắc thiêng liêng khiến rất nhiều người dù làm mẹ hay chưa đều muốn chứng kiến. Dù bạn là bất cứ ai, tôi tin rằng những hình ảnh về bé sơ sinh dưới đây đều khiến bạn rung động.

Nhance là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh bé và các bà mẹ khi sinh con. Dưới ống kính của ông, cả quá trình sinh nở của mẹ bầu cũng được ghi lại như những thước phim quay chậm. Không những thế, những hình ảnh của bé sơ sinh khi vừa ra khỏi bụng mẹ được luôn được lột tả một cách chân thực nhất.


Cùng ngắm những em bé sơ sinh vừa ra khỏi bụng mẹ dưới ống kính của nhiếp ảnh gia giàu tình yêu trẻ này:


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 1
Julia – em bé người Đức này sinh ra nặng 3,8kg.

Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 2
Nước mắt không phải lúc nào cũng là đau khổ.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 3
Một bé trai vừa chào đời có cân nặng 3kg tròn trĩnh.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 4
Bàn chân này hứa hẹn là một người đàn ông cao to trong tương lai.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 5
Đừng chụp nữa, con xấu hổ lắm!


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 6
Nữ hộ sinh, cũng là dì của em bé đang bế cháu trên tay.

Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 7
Hạnh phúc.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 8


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 9


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 10
Em bé sinh ra dưới nước được mẹ đặt nụ hôn lên trán chào mừng giây phút gặp gỡ sau 9 tháng mong chờ.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 11


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 12
Bác sĩ đặt bé vào vòng tay mẹ khi bé vừa chào đời


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 13


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 14
Ủ ấm.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 15
Một bé sơ sinh rất bụ bẫm, đáng yêu.

Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 16
Các bé sinh đôi.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 17


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 18
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bé sau sinh.



Những hình ảnh đáng yêu của các bé sơ sinh chào đời ở bệnh viện Việt Pháp
” target=”_blank”>Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 19

Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ

Khi bé “lọt lòng mẹ” là thời khắc thiêng liêng khiến rất nhiều người dù làm mẹ hay chưa đều muốn chứng kiến. Dù bạn là bất cứ ai, tôi tin rằng những hình ảnh về bé sơ sinh dưới đây đều khiến bạn rung động.

Nhance là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh bé và các bà mẹ khi sinh con. Dưới ống kính của ông, cả quá trình sinh nở của mẹ bầu cũng được ghi lại như những thước phim quay chậm. Không những thế, những hình ảnh của bé sơ sinh khi vừa ra khỏi bụng mẹ được luôn được lột tả một cách chân thực nhất.


Cùng ngắm những em bé sơ sinh vừa ra khỏi bụng mẹ dưới ống kính của nhiếp ảnh gia giàu tình yêu trẻ này:


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 1
Julia – em bé người Đức này sinh ra nặng 3,8kg.

Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 2
Nước mắt không phải lúc nào cũng là đau khổ.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 3
Một bé trai vừa chào đời có cân nặng 3kg tròn trĩnh.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 4
Bàn chân này hứa hẹn là một người đàn ông cao to trong tương lai.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 5
Đừng chụp nữa, con xấu hổ lắm!


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 6
Nữ hộ sinh, cũng là dì của em bé đang bế cháu trên tay.

Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 7
Hạnh phúc.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 8


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 9


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 10
Em bé sinh ra dưới nước được mẹ đặt nụ hôn lên trán chào mừng giây phút gặp gỡ sau 9 tháng mong chờ.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 11


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 12
Bác sĩ đặt bé vào vòng tay mẹ khi bé vừa chào đời


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 13


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 14
Ủ ấm.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 15
Một bé sơ sinh rất bụ bẫm, đáng yêu.

Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 16
Các bé sinh đôi.


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 17


Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 18
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bé sau sinh.



Những hình ảnh đáng yêu của các bé sơ sinh chào đời ở bệnh viện Việt Pháp
” target=”_blank”>Những hình ảnh đáng yêu khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ 19