3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách chăm sóc em bé , học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh , chuẩn bị đồ sơ sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ , sức khỏe được chăm sóc sau sinh của mẹ bầu
Dấu hiệu sắp sinh của bà bầu
– Đi tiểu thường xuyên. Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Các mẹ bầu nhớ là không nên nhịn tiểu, vì điều đó không chỉ làm các mẹ khó chịu mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi .
– Bụng bầu hạ thấp xuống. Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống. Khi ấy, bé có thể nằm thấp sâu, sát phía vùng xương chậu. Nếu đây là lần sinh đầu tiên thì dấu hiệu bụng bầu bị hạ xuống thường xuất hiện trước ngày sinh thật từ 2-4 tuần.
– Bỗng dưng giảm cân . Trước ngày sinh, nhiều người mẹ có thể bị sút cân từ 1-2 kg. Đây là cách cơ thể mẹ thích nghi với quá trình “lâm bồn” tự nhiên vì trước khi sinh, cơ thể mẹ cần linh hoạt và gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên dấu hiệu này thường chỉ xảy ra với 1 số mẹ bầu.
– Đau lưng, phù nề. Thời điểm sắp sinh, các mẹ thường xuyên gặp phải những cảm giác khó chịu ở lưng dưới. Đây là những cảm giác được gây ra bơỉlúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới, tạo ra áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức.
– Ra “máu hồng”: Trước khi sinh một thời gian, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng như máu hoặc chất nhờn màu vàng. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi sinh một ngày, hoặc vài ngày thậm chí vài tuần. Bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình khi thấy dấu hiệu này nhé!
– Vỡ nước ối: thai nhi trong bụng bạn được nằm trong bọc nước ối. Khi chuyển dạ, màng thai rách ra dẫn đến nước ối chảy ra ngoài. Sau khi vỡ nước ối khoảng 24 tiếng đồng hồ thì bạn sẽ sinh con. Nhưng nếu như nước ối vỡ sớm thì có thể nguy hiểm đến thai nhi.
– Các cơn co thắt: Bạn có thể cảm thấy những co thắt nhẹ cộng thêm hiện tượng đau lưng. Hãy ghi lại thời gian các cơn co thắt, độ dài của mỗi cơn và tần suất xuất hiện của chúng. Nếu như các cơn co thắt kéo dài và dồn dập hơn, nghĩa là thời điểm sinh con của bạn sắp tới đấy.
Chuẩn bị đồ sơ sinh
– Mũ thóp: 2 cái;
– Mũ mềm: 2 cái;
– Bao tay, bao chân: 5 bộ;
– Gối vỏ đỗ: 1 bộ, gồm 1 cái gối đầu và 2 cái gối chặn;
– Khăn mặt xô: 10 cái;
– Khăn mặt bong: 10 cái;
– Chăn mỏng đắp cho bé hoặc ủ bé lúc mang bé về nhà: 1 cái;
– Tả giấy sơ sinh: 1 gói;
– Khăn giấy ướt: 1 hộp;
– Sữa cho trẻ sơ sinh (cho bé dùng khi mẹ chưa có sữa): 1 hộp 400g;
– Bình sữa 60ml: 1 bình;
– Cốc, thìa nhỏ: 1 bộ;
– Bình cách nhiệt to (dùng để tiệt trùng sữa): 1 cái;
– Kem chống hăm cho bé: 1 hộp;
– Thuốc nhỏ mắt, mũi sơ sinh: : 1 lọ (Natri Clorid 0,9%);
– Băng rốn: 1 túi;
– Áo sơ sinh để mặc lúc mang bé về nhà: 1 cái;
– Áo len mỏng cài khuy, mặc cho bé nếu trời gió lạnh: 1 cái;
– Tã chéo: 2 cái.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét